Visa Du Học Pháp Xin Dễ Hay Khó

Visa du học Pháp xin dễ hãy khó là câu hỏi mà những ai muốn du học Pháp đều đặt ra trước khi du học tại nước Pháp. Hãy cùng ViSaDuHocPhap.Info tìm hiểu xin visa du học Pháp dễ hay khó nhé.

Việc cấp visa cho một người sang Pháp học không đơn giản như “dán tem lên một chiếc phong thư” – ông Eric Marsault (Tổng phụ trách bộ phận visa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) khẳng định khi đối thoại với những bạn trẻ có nhu cầu sang Pháp du học.

Điều này cũng dễ hiểu khi một người được cấp visa vào Pháp thì có thể nhập cảnh 26 quốc gia châu Âu nằm trong khối Schengen.

Các bước nộp đơn xin visa du học Pháp

Nộp hồ sơ xin visa học sinh, sinh viên vào Pháp là một thủ tục hành chính cần thiết. Tổng phụ trách bộ phận visa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho biết, thủ tục gồm 4 bước.

Đầu tiên, bạn phải qua được vòng phỏng vấn tại Campus France Vietnam.

Sau đó, nộp hồ sơ yêu cầu cấp thị thực tại Trung tâm TLScontact. Hồ sơ sẽ được xét duyệt bởi Đại sứ quán Pháp. TLScontact không đóng bất kỳ vai trò quyết định nào trong việc duyệt cấp thị thực.

Hồ sơ xin thị thực bao gồm:

• Danh sách các giấy tờ cần cung cấp đối với thị thực dài hạn sinh viên

• Danh sách các giấy tờ cần cung cấp để xin thị thực dài hạn dành cho sinh viên tuổi vị thành niên (chưa đủ 18 tuổi tính đến ngày khởi hành đi Pháp)

• Mẫu tờ khai xin thị thực dài hạn điền một cách rõ ràng, có ghi ngày tháng năm và ký

• Mẫu tờ khai OFII trong đó phải điền phần đầu của tờ khai, là “RUBRIQUES A REMPLIR LORS DE LA DEMANDE DE VISA” (phòng Lãnh sự sẽ điền các ô ở giữa trang: “CADRE RESERVE AU CONSULAT” và trả lại đương đơn cùng với hộ chiếu). Giấy này bắt buộc phải mang theo khi sang Pháp.

Giấy chứng nhận khác (tuỳ trường hợp) :

• Giấy phép của cha mẹ

• Giấy chứng nhận bảo lãnh

• Giấy cam kết bảo lãnh tài chính

Lệ phí hồ sơ: Số tiền đồng Việt Nam tương đương 50 Euros theo tỷ giá quy đổi vào ngày nộp hồ sơ (tỷ giá quy đổi được niêm yết cạnh cổng vào Đại sứ quán). Đương sự phải mang đúng số tiền cần nộp vì phòng Lãnh sự không trả lại tiền lẻ thừa.

Tiếp theo, Đại sứ quán Pháp sẽ xem xét hồ sơ visa trong thời gian từ 10 – 15 ngày.

Cuối cùng, người xin cấp thị thực quay trở lại Trung tâm TLScontact để nhận hồ sơ.

Ông Eric Marsault, Tổng phụ trách bộ phận visa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam nhấn mạnh, xin visa cũng giống như khi bạn muốn sang thăm nhà một người nào đó, họ sẽ chỉ cho bạn vào nhà khi họ thực sự tin tưởng bạn.

Do đó, hồ sơ xin visa phải đáp ứng được các tiêu chí như đảm bảo các thông tin trung thực, có mục đích rõ ràng, không có các yếu tố thiếu minh bạch; đảm bảo điều kiện tài chính có thể chi trả cho toàn khóa học (nghĩa là bạn sẽ không phải nghỉ học để đi làm); chứng minh được mình đủ nhận thức, văn minh để không làm thiệt hại về lợi ích của đất nước bạn đến và đảm bảo không trốn ở lại sau khi hết hạn visa.

Những điều thắc mắc về visa du học Pháp

Xin visa du học pháp chính xác bao lâu thì được?

Điều đó còn tuỳ thuộc vào tình hình từng thời điểm. Thời hạn nộp visa ở Lãnh sự quán (LSQ) Pháp sớm nhất là 90 ngày và muộn nhất là 15 ngày trước ngày khởi hành.

Có những yêu cầu cụ thể như thế nào để qua vòng phỏng vấn?

Vòng phỏng vấn chỉ diễn ra tại Campus France, ở LSQ không có phỏng vấn. Đại sứ quán (ĐSQ) sẽ dựa vào đánh giá, ý kiến đề xuất của Campus France để xem xét hồ sơ.

Trong trường hợp nhận được giấy nhập học nhưng không xin được visa thì phải làm thế nào?

Nếu không may hồ sơ chưa đầy đủ, bị từ chối visa thì bạn phải chuẩn bị lại giấy tờ. Ngay khi bạn cảm thấy hồ sơ minh bạch, rõ ràng thì bạn cứ nộp lại càng sớm càng tốt.

Đại sứ quán cũng rất hiểu tâm trạng của nhiều sinh viên Việt Nam bối rối nên chưa chuẩn bị hồ sơ được đúng yêu cầu nên khuyên các bạn phải chuẩn bị kĩ, cẩn thận, tránh sai sót để đỡ mất thời gian.

Nếu bị từ chối visa một số lần thì liệu có bị từ chối vĩnh viễn?

Trong trường hợp visa của bạn bị từ chối, bạn hoàn toàn có thể nộp đơn xin visa lại. Cái quan trọng chính là thông tin chính xác. Điều đó sẽ làm cho các viên chức lãnh sự xem xét cấp visa.

Bao giờ phải xin cấp visa lại?

Thời hạn ĐSQ Pháp tại Việt Nam cấp visa học sinh, sinh viên tối đa là 12 tháng. Sau đó, muốn gia hạn visa thì phải làm thủ tục đó tại Sở cảnh sát địa phương nơi sinh viên đó đang theo học.

Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể gia hạn thêm từ một đến hai năm. Nếu vẫn tiếp tục theo chương trình đang học, thủ tục khá đơn giản. Nhưng nếu muốn chuyển sang ngành học khác, thủ tục sẽ phức tạp hơn.

“Làm thế nào để biết phải xin visa loại nào?

Phụ thuộc vào thời gian mà bạn dự tính học ở đây mà sẽ quyết định việc bạn sẽ phải nộp hồ sơ xin thị thực nào.

Nếu bạn tham gia khóa học ngắn hạn dưới 3 tháng như các khóa tiếng Pháp hoặc một kỳ học ngắn hạn thì bạn nên nộp đơn xin visa Schengen (Court séjour pour etude). Tuy visa này miễn phí nhưng bạn sẽ không thể xin gia hạn.

Visa dài hạn tạm thời (Visa de long séjour temporaire pour études) sẽ cho phép bạn ở lại Pháp và học tập trong sáu tháng.

Nếu bạn định học một khóa dài hạn ở Pháp như để lấy bằng chẳng hạn và kéo dài trên 6 tháng thì bạn sẽ cần visa dài hạn (Visa de long séjour pour études).

Nếu trường đại học mà bạn ứng tuyển yêu cầu bạn đến dự thi để được đánh giá thì bạn sẽ cần xin loại visa thi đầu vào (Visa de court séjour étudiant concours). Khi bạn làm tốt ở kỳ thi đầu vào, bạn có thể sẽ được nộp hồ sơ xin phép được lưu trú một năm.

“Chúng tôi sẽ đảm bảo việc xin visa diễn ra nhanh chóng và khi rời khỏi Đại sứ quán, các bạn đều cảm thấy nơi đó rất nồng hậu và hiếu khách.

Đối với visa dành cho sinh viên đi học tại Pháp, ngoài được đi làm thêm tối đa 20 giờ/ tuần thì các bạn còn được tận hưởng những hỗ trợ về nhà ở.

Chúng tôi cũng hy vọng rằng các bạn học sinh, sinh viên sẽ có quyết định sáng suốt khi lựa chọn học tập ở Pháp với một chương trình học, hệ thống trường học nổi tiếng được thế giới công nhận”, ông Eric Marsault – Tổng phụ trách bộ phận visa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chia sẻ.

Các bước xin visa Pháp bạn cần biết

Pháp không những là một đất nước du lịch tuyệt vời mà là còn là một nơi du học mơ ước của các du học sinh. Một nơi để học hỏi kinh nghiệm, công nghệ và hợp tác làm ăn cho những doanh nghiệp Việt Nam. Và cũng là một nơi sinh sống lý tưởng cho những ai có điều kiện định cư tại đây.

Bước 1: Lựa chọn diện Visa và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

VISA DU LỊCH PHÁP

02 hình 3.5 x 4.5 (nền trắng không quá 6 tháng)

Hộ chiếu bản gốc, còn hạn 6 tháng, có chữ ký, nộp kèm hộ chiếu cũ (nếu có)

Sổ hộ khẩu (photo tất cả các trang, sao y bản chính)

Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn (photo, sao y bảng chính)

Chứng minh tài chính: Giấy tờ nhà đất (photo, sao y bảng chính), sổ tiết kiệm hoặc số dư tài khoản ngân hàng (tối thiểu 100.000.000 VND), giấy tờ xe ôtô, cổ phiếu, cổ phần,..

Chứng minh công việc:

+ Chủ doanh nghiệp: giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất nếu có (photo, sao y bảng chính)

+ Nhân viên: hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất (bản sao, có đóng dấu treo công ty), đơn xin nghỉ phép đi du lịch được xác nhận từ chủ lao động ghi rõ tên và chức vụ của người nộp đơn, việc đồng ý cho nghỉ phép trong khoảng thời gian chuyến đi. Trong văn bản này phải có địa chỉ, số điện thoại liên lạc của chủ lao đông cùng với dấu và chữ ký của người cấp giấy xác nhận này.

+ Sinh viên: Giấy xác nhận đang là sinh viên tại trường, thẻ sinh viên, đơn xin nghỉ để đi du lịch, chứng minh tài chính của người tài trợ chi phí như trên.
+ Người nghỉ hưu: Quyết định về hưu, thẻ hưu, sổ hưu
+ Trẻ em dưới 18 tuổi không đi cùng bố mẹ cần có giấy đồng ý cho đi du lịch của bố hoặc mẹ có xác nhận của chính quyền địa phương, bản sao CMND của bố hoặc mẹ, bản sao công chứng giấy khai sinh của trẻ.

VISA ĐI PHÁP THĂM NGƯỜI THÂN

Tất cả giấy tờ xin visa thăm thân Pháp sẽ giống như visa du lịch công thêm những giấy tờ được cung cấp từ người thân của bạn ở bên Pháp gởi về.

Thư mời theo mẫu của Tòa thị chính Pháp: Ghi đầy đủ lý do mời, mời trong bao lâu, quan hệ như thế nào?,..

Bản sao hộ chiếu có công chứng Pháp

Chứng minh mối quan hệ giữa người mời và người xin visa (giấy khai sinh, hình ảnh chụp chung, thư từ, email…)

Nếu người mời chi trả chi phí chuyến đi của người xin visa Pháp thì phải chứng minh thu thập, tài chính đủ khả năng chi trả cho người xin visa

+ Yêu cầu cung cấp thông tin về nguồn tài chính của người mời

+ Xác nhận công việc

+ Sao kê tài sản ngân hàng 3 tháng.

VISA CÔNG TÁC PHÁP

Giấy tờ cá nhân cũng giống như 02 loại VISA ở trên, nhưng về phần chứng minh tài chính thì người xin visa vẫn phải có nhưng sẽ nhẹ nhàng hơn. Kèm theo một số giấy tờ như sau:

Thư mời của công ty tại Pháp nêu rõ mục đích và thời gian của chuyến đi cùng với chương trình cụ thể của chuyến đi và danh sách những người được mời + bản sao.

Hợp đồng liên kết, các đơn hàng, hóa đơn giữa 2 công ty

Quyết định cử đi công tác của công ty tại Việt nam

Hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất (nếu là nhân viên)

Giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất, sao kê tài khoản ngân hàng

Trên đây là 03 loại Visa Pháp thường gặp nhau nhất và là visa ngắn hạn. Còn những loại visa dài hạn như visa du học Pháp, visa định cư thủ tục sẽ rườm rà rắc rối hơn. Á Châu xin để vào bài viết sau sẽ hướng dẫn kỹ hơn cho các bạn.

Giờ ta tiến tới bước 2 nhé.

Bước 2: Đặt lịch hẹn nộp sơ xin visa Pháp

Có 02 cách để bạn có thể đặt lịch hẹn nộp hồ sơ xin visa đi Pháp với LSQ Pháp, bạn hãy lựa chọn phương án tốt nhất cho mình. Và lưu ý rằng LSQ chỉ tiếp nhận hồ sơ khi đã đặt lịch hẹn từ trước chứ không nhận hồ sơ không có lịch hẹn. Nên đây là bước quan trọng, cần thiết bạn phải thực hiện trước khi đến trực tiếp văn phòng LSQ.

Đặt qua tổng đài điện thoại: Bạn có thể gọi trực tiếp vào số 1900 6780 (chỉ áp dụng cho thuê bao Việt Nam) để đặt lịch hẹn

+ Thời gian nhận cuộc gọi từ thứ hai đến thứ sáu 8.00 – 17.00.

+ Nhân viên lãnh sự sẽ hỏi bạn một số câu hỏi chung chung như: tên, tuổi, số passport, dự tính đi ngày nào, đi bao lâu, đi những nước nào, hồ sơ đã hoàn tất chưa, và đưa ra một ngày giờ và hỏi bạn có thể tới LSQ để nộp hồ sơ vào ngày giờ ấy không?

+ Sau đó bạn sẽ được cung cấp lịch hẹn (nên tránh thời điểm tháng 09 để đặt lịch hẹn và được cấp visa nhanh hơn, thời điểm này có khá nhiều hồ sơ)
Đặt qua website trung gian của LSQ Pháp: Bạn truy cập vào website: https://fr.tlscontact.com/ đăng ký tài khoản, sau đó vào mail kích hoạt tài khoản, đăng nhập và đặt lịch hẹn ngay trên website này. Đây là một website trung gian với LSQ Pháp giúp mọi người có được lịch hẹn dễ dàng hơn và có nhiều thông tin bổ ích, bạn không hề mất một khoản phí nào cho việc đặt lịch hẹn.

+ Lưu ý: bạn chỉ thực hiện một lần và điền chính xác thông tin, không được submit 2 lần vì như thế hồ sơ của bạn sẽ bị loại vào hồ sơ ảo.
Trong 2 cách này thì đặt qua điện thoại bạn sẽ có được lịch hẹn nhanh hơn, còn đối với đặt qua website bạn sẽ có sẵn tài khoản mà sau này có thể dùng để kiểm tra tình trạng hồ sơ cũng như kết quả hồ sơ của mình.

Bước 3: Nộp hồ sơ và đóng lệ phí

Những lưu ý khi đi nộp hồ sơ:

Sau khi có được lịch hẹn chính xác, bạn cần đến đúng giờ, ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Bạn cần phải mang theo cả CMND lẫn hộ chiếu nhé. Hộ chiếu thì sẽ nộp kèm theo hồ sơ xin visa Pháp rồi, còn CMND bạn sẽ bị phải đưa cho bảo vệ lúc vào cổng. Đây là quy định của LSQ Pháp bạn phải tuân thủ.

Văn phòng LSQ Pháp hoạt động có quy cũ, theo một trình tự nhất định, ở đây không có sự chen lấn, xô đẩy, mọi thứ rất trật tự và nghiêm ngặt. Số thứ tự của bạn thì sẽ được bảo vệ cấp lúc vào cổng, ngồi đợi đến lúc màn hình xuất hiện số thứ tự của mình thi đến quầy và thực hiện nộp hồ sơ như bình thường. Nhân viên lãnh sự có quyền đặt câu hỏi dành cho bạn, nên bạn phải bình tĩnh, tự tin và trả lời dứt khoát nếu được đặt câu hỏi nhé. Và lưu ý quan trọng là bạn sẽ phải nhìn vào một cái màn hình để họ chụp hình lại (hình sau này in vào VISA Pháp của bạn) nên nhớ cắt tóc gọn gàng, khuôn mặt sáng sủa nhé. Để sau này nhìn lại chả biết ai ở trong hình thì buồn.
Xin visa Pháp thì sẽ có quy trình lấy dấu vân tay (sinh trắc học) nữa, nên nếu có thiếu đoạn này thì xem lại hoặc hỏi lại nhân viên lãnh sự nhé.

Lệ phí xin visa đi Pháp ngắn hạn: Lệ phí chính thức sẽ là 60 Euros (khoảng 1.550.000đ – 1.755.000đ tùy thời điểm). Bạn có thể nộp bằng tiền Euro hoặc tiền VNĐ. Nhưng nếu nộp bằng VNĐ thì nhớ mang nhiều tiền lẻ để nộp cho đủ chứ họ không có nhận tiền chẵn và thối lại đâu nhé.

Địa chỉ nộp hồ sơ:Bạn có thể nộp hồ sơ tại văn phòng Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán. Tùy theo địa phương của bạn mà đến đúng theo địa chỉ như sau:

TP. Hồ Chí Minh:

+ Địa chỉ: Văn phòng Tổng lãnh sự quán Pháp – 27 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1.

+ Điện thoại: (08) 3520 6800.

Hà Nội:

+ Địa chỉ: Văn phòng Đại sứ quán Pháp – 57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

+ Điện thoại: (04) 3944 5700

Bước 4: Theo dõi và nhận kết quả xin visa

Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa Pháp ngắn hạn là từ 07 – 15 ngày làm việc. Trừ những trường hợp đặc biệt cần xác minh, chứng thực nhiều thì có thể lên đến 01 tháng. Trong thời gian này có thể bạn sẽ được gọi lên phỏng vấn để xác minh thêm một số thứ. Bạn cứ bình tĩnh và trả lời dứt khoát, nhắm vào đúng trọng tâm của câu hỏi mà trả lời. Đồng thời trong trong thời gian này bạn cũng có thể kiểm tra tiến trình, tình trạng và kết quả hồ sơ của mình bằng cách truy cập vào trang web mà bạn đã đăng ký lịch hẹn lúc đầu. Đăng nhập bằng tài khoản đã tạo và theo dõi tình trạng nhé.

Sau khi có kết quả hồ sơ xin visa Pháp của bạn, bạn sẽ nhận được thông báo qua Email hoặc tin nhắn. Bạn có thể đến tại văn phòng bạn làm hồ sơ để nhận kết quả. Hoặc bạn có thể đăng ký chuyển fax nhanh lúc đến nộp hồ sơ để tránh mất thời gian lên xuống nhiều lần.

Hãy Xem Những Bài Học Hay Và Hữu Ích Mỗi Ngày Trên ViSaDuHocPhap.Info